Kết quả tìm kiếm cho "thôn xóm"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 1143
Ngay từ đầu năm, các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 trên địa bàn huyện Phú Tân đã được UBND huyện, các ngành, địa phương tập trung triển khai với tinh thần khẩn trương, trách nhiệm và đạt nhiều kết quả.
Trong ký ức bao người, xã Mỹ Khánh (TP. Long Xuyên) là những cánh đồng lúa bát ngát, những con kênh xanh mát chở nặng phù sa và những mái nhà đơn sơ ẩn mình dưới bóng cây xanh mát. Nhưng hôm nay, có dịp trở lại xã Mỹ Khánh sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước những đổi thay, vẽ nên bức tranh tươi sáng về một vùng quê đang vươn mình.
Để có tiền sử dụng mà không tốn nhiều công sức, vợ chồng Trần Thị Thảo (sinh năm 1976) và Huỳnh Văn Sinh (sinh năm 1972, ngụ ấp An Hòa, xã Khánh An, huyện An Phú) câu móc, nhận vận chuyển tiền tệ (đô-la Mỹ) qua biên giới. Cùng giúp sức có La Văn Thuận (sinh năm 1982, ngụ ấp Khánh Hòa, xã Khánh An).
Với phương châm “Xây dựng nông thôn mới (NTM) là nhiệm vụ thường xuyên và liên tục, có điểm khởi đầu mà không có kết thúc”, cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân huyện Châu Thành chung sức, đồng lòng, tích cực triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM gắn với nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị. Huyện đang khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đề nghị công nhận đạt chuẩn “Huyện NTM”.
Khi những cơn gió mang theo cái nắng chói chang, vàng óng ả trải dài trên những cánh đồng lúa xanh mướt, cũng là lúc đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer rộn ràng đón chào lễ hội quan trọng và đặc sắc nhất trong năm - Tết Chol Chnam Thmay. Không khí rộn ràng khắp các phum sóc, vẽ nên bức tranh văn hóa đa sắc màu và đầy ắp niềm vui.
Ngày nay, ở thành thị hay nông thôn, những chiếc xe bán kẹo kéo có những vòng quay số đơn sơ của ngày xưa đã vắng bóng. Thay vào đó là những thanh kẹo đóng gói sẵn được bán bởi những người hát rong và những đứa trẻ ngày nay cũng không mấy thiết tha với loại kẹo bình dị ấy nữa.
Những nông dân chân đất chuyên lặn vét bùn dưới đáy ao, hầm nuôi cá nói vui với nhau, đây là nghề “ăn cơm dương gian, làm chuyện âm phủ”. Hàng ngày, họ trầm mình xuống đáy nước tăm tối, cơ cực mưu sinh để nuôi gia đình.
Đó là hoàn cảnh đáng thương của bà Trần Thị Ngọc Linh (53 tuổi, ấp Tân Thành, xã Vĩnh Thành, huyện Châu Thành) mắc bệnh ung thư buồng trứng và chị Huỳnh Thị Tú Mai (41 tuổi, khóm An Ninh, thị trấn Hội An, huyện Chợ Mới) bị trượt đốt sống do lao động nặng nhọc.
Tháng 3 khép lại để chào đón mùa hè rực rỡ, bầu trời cao và xanh hơn, nắng gắt trải khắp các cung đường rợp sắc hoa. Những khoảnh khắc đẹp này chỉ hiện hữu trong thời gian ngắn, nhưng cũng đủ để lòng người thêm yêu đời, tràn đầy năng lượng. Đâu đó những ký ức tuổi thơ lại ùa về, được nhiều người ôn lại, với những trò chơi, những món ngon dân dã… vương vấn mãi.
Để đạt lợi nhuận kinh tế cao từ con cá thát lát cườm (cá nàng hai) thương phẩm, ngư dân phải thức trắng đêm làm “mẹ bất đắc dĩ” chăm sóc đàn cá giống rất nhỏ chỉ bằng sợi chân nhang. Quá trình ương nuôi rất cực công, đòi hỏi ngư dân phải dày dạn kinh nghiệm và kỹ thuật thì mới có lãi.
Về thị trấn Hội An (huyện Chợ Mới), chúng tôi đến thăm chị Nguyễn Thị Phượng (42 tuổi, tạm trú tại khóm An Phú), người đang phải vật lộn với căn bệnh ung thư thực quản quái ác và bà Huỳnh Thị Hạnh Mai (63 tuổi, khóm Thị 2) cuộc sống không có chồng con, một mình đối mặt với bệnh tật...
Cùng ngụ tại xã Bình Phước Xuân (huyện Chợ Mới), em Bùi Anh Kiệt (14 tuổi, ấp Bình Trung) và chị Nguyễn Thị Phượng (48 tuổi, ấp Bình Phú) đang phải đối mặt với căn bệnh ung thư quái ác, đẩy cuộc sống gia đình họ vào những thử thách đầy gian nan. Giữa lúc này, sự giúp đỡ từ cộng đồng sẽ là nguồn động viên rất lớn giúp họ có thêm nghị lực vượt qua nghịch cảnh.